>>> Xem thêm dịch vụ: Cho thuê xe cưới giá rẻ
Kiêng đón dâu không đúng giờ hoàng đạo trong đám cưới miền Bắc
Theo thông lệ gia đình hai bên sẽ thống nhất ba giờ tốt, gọi là giờ hoàng đạo, một là thời điểm chú rể bước ra khỏi nhà trai để đi đón cô dâu, hai là giờ chú rể bước chân vào nhà gái để làm thủ tục đón dâu và giờ tốt thứ ba rơi đúng vào lúc chú rể đón dâu về nhà trai làm lễ gia tiên.
Kiêng để mẹ chồng đi đón con dâu trong đám cưới miền Bắc
Trong phong tục cưới hỏi miền Bắc, mẹ chồng không được góp mặt trong lễ đón rước dâu. Trước đó, mẹ chú rể chỉ được cùng một người họ hàng thân cận nhất đến nhà cô dâu, làm lễ xin dâu. Sau đó khi đoàn nhà trai tới đón dâu, mẹ chồng phải tránh mặt không được đi cùng.
Tới lúc cô dâu mới về đến nhà chồng thắp hương ra mắt tổ tiên, họ hàng, mẹ chồng cũng phải tránh mặt. Khi đó, mẹ chú rể có thể ở trong phòng đóng kín cửa hoặc tránh tạm sang nhà hàng xóm, sao cho không giáp mặt cô dâu. Chỉ tới khi các nghi lễ đã xong xuôi, đôi vợ chồng son mới vào phòng, mời mẹ ra mặt.
Kiêng chuẩn bị bàn thờ gia tiên sơ sài trong đám cưới miền Bắc
Trước giờ đón dâu, cả gia đình nhà trai và nhà gái đều phải chuẩn bị một mâm cỗ cúng gia tiên bao gồm các vật phẩm tối thiểu như gà luộc, xôi, rượu, hoa quả, vàng mã đặt trên bàn thờ. Bàn thờ tổ tiên cũng chính là nơi thể hiện sự chu đáo của gia đình mỗi nhà nên đa số các bậc phụ huynh đều riêng việc chuẩn bị sơ sài mà phải lo liệu chu đáo, để đến giờ đón dâu, cô dâu chú rể sẽ cùng bố mẹ hai bên cùng thắp hương trên bàn thờ báo cáo với tổ tiên.
>>> Xem thêm: Cho thuê xe 16 chỗ tại Hà Nội đi đón dâu
Cô dâu không được xuất hiện trước khi chú rể vào đón trong đám cưới miền Bắc
Vào ngày đón dâu, cô dâu sẽ phải ngồi trong phòng, đóng kín cửa và không được ló mặt ra ngoài cho tới khi chú rể bước vào, tặng hoa cưới và đón cô dâu ra chào họ hàng. Nhiều gia đình kiêng không để cô dâu xuất hiện sớm vì cho rằng nếu gia đình nhà trai thấy mặt cô dâu trước chú rể, tân nương sẽ mất duyên và không còn được coi trọng sau ngày cưới.
Kiêng cô dâu khóc hoặc ngoái lại nhà mẹ đẻ trong đám cưới miền Bắc
Khi chú rể đã hoàn thành nghi lễ, đón cô dâu về nhà trai, cô dâu phải hướng thẳng mặt, đi thẳng về phía trước, không được ngoái lại nhìn hay có thái độ lưu luyến, khóc lóc không muốn chia tay gia đình nhà mẹ đẻ. Rất nhiều gia đình kiêng việc này bởi họ cho rằng con dâu đã theo chồng mà còn vương vấn gia đình thì sau này sẽ sớm bỏ chồng về nhà mẹ đẻ hoặc không chu đáo với công việc nhà chồng sau này.
Kiêng để mẹ đẻ đưa con gái về nhà chồng trong đám cưới miền Bắc
>>> Xem thêm dịch vụ cho thuê xe 4 chỗ giá rẻ tại Hà Nội
Bình thường, sau khi gia đình nhà trai làm lễ đón dâu, cô dâu mới sẽ theo chồng về nhà chồng. Lúc này, mẹ đẻ không được đưa con gái về nhà chồng mà chỉ có bố cô dâu, cùng các bậc cao tuổi trong nhà đưa con gái lên đường về làm dâu nhà người.
Kiêng không để cô dâu có bầu đi vào nhà từ cửa chính trong đám cưới miền Bắc
Cô dâu đang mang bầu thì khi về nhà chồng không được danh chính ngôn thuận đi vào từ cửa chính mà phải đi vòng ra hướng cửa sau để vào. Trường hợp nhà không có cửa hậu, cô dâu sẽ phải bước qua một chiếc chậu bồ kết nướng với than hồng, hàm ý xua đi điều xui xẻo. Một số nơi giải thích rằng cô dâu có bầu mà đi về nhà chồng đi cửa trước sẽ làm cho nhà trai sau này không ăn nên làm ra.